Chi hội Gỗ dán Việt Nam https://hoigodan.com Đổi mới - Gắn kết - Thành công Fri, 11 Oct 2024 02:03:27 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027 https://hoigodan.com/mwia-visit-to-meranti-tembaga-plantation-in-kuala-lipis/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mwia-visit-to-meranti-tembaga-plantation-in-kuala-lipis https://hoigodan.com/mwia-visit-to-meranti-tembaga-plantation-in-kuala-lipis/#respond Wed, 02 Oct 2024 08:47:07 +0000 https://hoigodan.com/?p=83

Ngày 5/10/2024 Chi hội gỗ dán tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III giai đoạn 2024 – 2027. Đại hội đã bầu 5 nhân sự trong Ban chấp hành, trong đó, ông Trịnh Xuân Dương – Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ được bầu là Chi hội trưởng.

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Văn Đông – Thư ký Chi hội gỗ dán Việt Nam cho biết, Chi hội gỗ dán Việt Nam được thành lập tháng 10/2019, trải qua quá trình hoạt động của Chi hội, đây là lần thứ III Chi hội gỗ dán tổ chức Đại hội.

Chi hội gỗ dán Việt Nam là thành viên trực thuộc Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam. Chi hội vừa đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với Hiệp hội gỗ cũng như các cơ quan hữu quan nhà nước.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi hội gỗ dán Việt Nam và ban chấp hành Chi hội đã tích cực kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước thể hiện qua những việc như tích cực góp ý vào Thông tư có liên quan đến truy xuất nguồn gốc gỗ, những vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ dán Việt Nam, cũng như vấn đề điều tra gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) lên sản phẩm gỗ dán của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chi hội cử đại diện tham gia vào ban chấp hành Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam. Tích cực tham gia các cuộc họp giao ban của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định hướng phát triển của ngành gỗ nói chung và gỗ dán nói riêng, Làm việc với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và Cục phòng vệ thương mại, từ đó đưa các khuyến nghị liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá của Hàn Quốc lên mặt hàng gỗ dán.

Với 14 hội viên từ ngày đầu thành lập, đến nay Chi hội gỗ dán Việt Nam đã kết nạp nâng tổng số hội viên lên 42 hội viên với nhiều thế mạnh sản xuất khác nhau, các mặt hàng được sản xuất từ trung cấp đến hàng cao cấp đều gia nhập Chi hội.

Thêm vào đó, Chi hội cũng tổ chức các đoàn đi giao lưu học hỏi giữa các đơn vị sản xuất khác nhau để trau dồi thêm kinh nghiệm. Một điều rất đặc biệt là trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Chi hội đã kêu gọi hội viên tham gia phong trào ủng hộ khắc phục với tổng số tiền 359 triệu đồng tới các địa phương Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ vừa qua hoạt động của Chi hội cũng còn một số hạn chế nhất định. Theo đó, việc tuyên truyền kết nạp hội viên mới chưa tương xứng với quy mô của ngành. Hiện toàn ngành gỗ dán có hơn 400 doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên tới nay, Chi hội mới có 42 hội viên, chủ yếu các hội viên ở khu vực phía Bắc. Đây là con số còn khiêm tốn.

Mặc khác, các vấn đề liên quan đến công tác phổ biến các quy định mới của nhà nước chưa thực sự triệt để. Vấn đề này do nguồn nhân lực hoạt động của Chi hội còn yếu và thiếu, dẫn đến các thông tin lan tỏa chưa kịp thời. Công tác dự báo ngành của Chi hội còn hạn chế, thiếu sự chia sẻ thông tin từ phía các hội viên. Các kiến nghị đề xuất của Chi hội tới Hiệp hội cũng như các cơ quan hữu quan còn hạn chế. Quỹ hoạt động của chi hội chi cho nguồn nhân lực là chưa có,…

Tại Đại hội, các đại thành viên đã bầu Ban chấp hành Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ 2024 – 2027. Mục tiêu mới của chi hội đó là: “Đổi Mới – Gắn Kết – Thành Công”, Đại hội nhiệm kỳ này lựa chọn 5 nhân sự trong Ban chấp hành gồm: Ông Trịnh Xuân Dương – Giám đốc Cty TNHH Kẻ gỗ – Phó chủ tịch Chi hội gỗ dán Việt Nam; ông Nguyễn Công Thành – Giám đốc Công ty TNHH TTTK-Phó chủ tịch Chi hội gỗ dán Việt Nam; ông Kim Xuân Nam – Chủ tịch Cty Cổ phần thương mại sản xuất Kim Gia – Phó chủ tịch Chi hội gỗ dán Việt Nam; ông Đoàn Minh Điệp – Giám đốc Công ty CP Vin Coner- Phó chủ tịch Chi hội gỗ dán Việt Nam; ông Nguyễn Công Thức – Giám đốc Cty TNHH An Lâm. Đồng thời bầu ông Trịnh Xuân Dương làm Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Việt Nam. Ban chấp hành hi vọng, đây sẽ là những người có tâm có tầm để dẫn dắt Chi hội trong thời gian mới, gỡ bỏ những tồn tại và làm cho hoạt động của Chi hội ngày một vững mạnh. Tương xứng với quy mô của Chi hội.

Nguồn: Tạp chí Gỗ Việt

]]>
https://hoigodan.com/mwia-visit-to-meranti-tembaga-plantation-in-kuala-lipis/feed/ 0
Mở cánh cửa tới tương lai https://hoigodan.com/mwia-workshop-on-malaysian-wood-species-identification-course/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mwia-workshop-on-malaysian-wood-species-identification-course https://hoigodan.com/mwia-workshop-on-malaysian-wood-species-identification-course/#respond Wed, 02 Oct 2024 08:46:02 +0000 https://hoigodan.com/?p=80

Vào đầu tháng 5, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở nửa kia của bán cầu, đó là Bộ Thương mại Mỹ lắng nghe tranh luận của các bên về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đây là một phiên thảo luận quan trọng để Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường vào ngày 26/7 tới.

Theo ghi nhận từ luật sư Eric Emerson từ Công ty Luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ), đại diện của Bộ Công thương Việt Nam, chúng ta đã đáp ứng 6 tiêu chí của Bộ Thương mại Mỹ sử dụng để đánh giá liệu một quốc gia có nền kinh tế định hướng thị trường hay không, cho việc trở thành một nền kinh tế thị trường. 

Trong đó bao gồm mức độ chuyển đổi của đồng tiền; đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; các yếu tố khác.

Theo ông Eric, Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động của mình theo các tiêu chí trên tốt hoặc thường tốt hơn các quốc gia khác đã từng được cấp quy chế kinh tế thị trường. Việt Nam ít can thiệp vào các doanh nghiệp nhà nước hơn, đồng thời cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với các quốc gia khác.

Điều quan trọng hơn là Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9/2023. Còn nhớ, vào giữa tháng 3, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC), làm trưởng đoàn, đã đến Việt Nam làm việc và là bên ủng hộ mạnh mẽ việc nâng quy chế cho Việt Nam. 

Tất nhiên, vẫn còn những nhóm lo ngại khi Việt Nam nâng quy chế lên kinh tế thị trường như những nhà sản xuất thép và người nuôi tôm. Hoặc một số lo ngại ngành công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư và nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc. Nhiều mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Nhưng không có cánh cửa nào mà không thể mở được và không có trở ngại nào không thể tháo gỡ. Việt Nam hiểu được sức mạnh và những giá trị nội tại của mình. Chúng ta luôn cam kết thực thi các hiệp định thương mại song phương, đa phương, đúng luật pháp quốc tế, minh bạch hóa các chính sách và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Việt Nam ngày càng có vai trò lớn hơn, quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có một nền kinh tế năng động và là một đối tác thương mại lớn của Mỹ. Sự phát triển của Việt Nam không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Mỹ mà còn tăng thêm sự thịnh vượng cho khu vực.

Việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế nền kinh tế thị trường là một xu thế tất yếu để củng cố mối quan hệ kinh tế Mỹ- Việt Nam trong tương lai. 

Cẩm Lê (Gỗ Việt – Số 166)

]]>
https://hoigodan.com/mwia-workshop-on-malaysian-wood-species-identification-course/feed/ 0
Bắc Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của ngành gỗ nội thất https://hoigodan.com/environmental-social-and-governance-esg-framework-for-malaysian-timber-industry/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=environmental-social-and-governance-esg-framework-for-malaysian-timber-industry https://hoigodan.com/environmental-social-and-governance-esg-framework-for-malaysian-timber-industry/#respond Wed, 02 Oct 2024 08:44:44 +0000 https://hoigodan.com/?p=78

Với thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ổn định là 4,9% cho đến năm 2030, Bắc Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất cho các doanh nghiệp gỗ nội thất phát triển.

Theo một báo cáo mới do Allied Market Research công bố, có tiêu đề “Thị trường đồ gỗ nội thất Bắc Mỹ theo loại hình và kênh phân phối: Phân tích cơ hội và dự báo ngành, 2021-2030”, quy mô thị trường đồ nội thất Bắc Mỹ được định giá là 249.406,5 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 400.068,8 triệu USD vào năm 2030, đạt tốc độ CAGR là 4,9% từ năm 2021 đến năm 2030.

Đồ gỗ nội thất là một thuật ngữ dùng để chỉ những đồ vật được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động của con người như chỗ ngồi, ăn, ngủ và những thứ khác. Đồ gỗ nội thất cũng có thể được sử dụng để giữ và định vị một đồ vật ở một độ cao cụ thể, vì lý do lưu trữ hoặc thẩm mỹ. Thiết kế đồ nội thất có thể được thay đổi bằng phương pháp dựa trên máy móc và thủ công, tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng. Sản xuất đồ nội thất cần có sự hợp tác của những cá nhân được đào tạo bài bản và sáng tạo.

Phân khúc dân cư trong thị trường gỗ nội thất được dự đoán sẽ có thị phần cao nhất trong giai đoạn dự báo. Sự phát triển của nền kinh tế đã làm tăng khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy việc bán các mặt hàng đồ gỗ nội thất có thương hiệu trên thị trường. Sự gia tăng của cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm nội thất dân dụng ở Hoa Kỳ trên toàn khu vực.

Thị trường đồ gỗ nội thất được thúc đẩy bởi các loài cây gỗ mới nổi để sản xuất và tiếp thị đồ nội thất thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Hơn nữa, thị trường đồ nội thất được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau như tăng thu nhập khả dụng, tăng trưởng của ngành bất động sản và khách sạn cũng như nhu cầu về đồ nội thất sang trọng và cao cấp từ một số bộ phận người tiêu dùng nhất định. 

Mặt khác, việc chính phủ tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ cải thiện nhu cầu đồ nội thất trong khu vực dân cư và thương mại trong tương lai gần. Việc tích hợp công nghệ không dây vào các sản phẩm đồ nội thất được dự đoán sẽ thúc đẩy hơn nữa tốc độ tăng trưởng của thị trường đồ nội thất. Cùng lúc đó, sự phát triển của hệ thống sản xuất tự động được dự đoán sẽ có tác động đáng kể đến ngành nội thất trong giai đoạn dự báo.

Mặt khác, nhu cầu về các sản phẩm đa năng và đa chức năng có tính di động và có thể dễ dàng bố trí trong không gian nhỏ thúc đẩy sự phát triển của thị trường đồ nội thất. Nhu cầu về đồ gỗ nội thất được dự đoán sẽ tăng do tốc độ đô thị hóa gia tăng và sức mua mạnh mẽ của thế hệ trẻ. Phân khúc nhà ở dẫn đầu thị trường nội thất nhờ sự phát triển về cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản. Không những thế, công nghệ sản xuất tiên tiến đã giảm chi phí và thời gian sản xuất. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tin rằng việc tăng giá nguyên liệu thô sẽ có tác động lâu dài đến thị trường và cản trở sự tăng trưởng của thị trường đồ nội thất trong giai đoạn dự báo.

Tác động của Covid-19 đối với thị trường gỗ nội thất Bắc Mỹ là tích cực do xu hướng sử dụng nội thất văn phòng tại nhà ngày càng tăng. Các hướng dẫn nghiêm ngặt đã được ban hành trong thời kỳ đại dịch dựa trên “Làm việc tại nhà” và “Ở nhà”. Những luật này đã dẫn đến sự tăng trưởng về doanh số bán đồ nội thất ở thị trường Bắc Mỹ.

Theo phân tích, thị trường đồ gỗ nội thất Bắc Mỹ được phân khúc dựa trên loại hình, kênh phân phối và quốc gia. Theo loại hình, nó được phân loại là RTA, khu dân cư và thương mại. Kênh phân phối bao gồm siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng chuyên dụng, thương mại điện tử và các kênh khác. Theo quốc gia, nó được phân tích trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Mexico.

Theo dự báo thị trường nội thất Bắc Mỹ, xét về chủng loại, phân khúc nhà ở đóng góp nhiều nhất vào thị trường, chiếm 47% thị phần vào năm 2020, do đồ nội thất được sử dụng cho mục đích ở trên quy mô lớn. Ngoài ra, doanh số bán đồ nội thất văn phòng tại nhà tăng vọt cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc nhà ở.

Phân khúc thương mại dự kiến sẽ tăng trưởng tương đối nhanh hơn các loại hình khác với tốc độ CAGR là 5,1%. Sự tăng trưởng của phân khúc này được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp lớn, tập đoàn và thậm chí cả các công ty nhỏ mới nổi đang đầu tư mạnh vào trang trí nội thất và nội thất văn phòng để mang đến cho nhân viên môi trường thoải mái và hiệu quả. Vì vậy, các nhà cung cấp đang thiết kế nội thất văn phòng mang lại sự thoải mái hơn và giảm thiểu căng thẳng. Ngoài ra, nội thất thông minh cũng ngày càng được ưa chuộng.

Xét theo kênh phân phối, phân khúc cửa hàng chuyên biệt là phân khúc nổi bật nhờ mức độ phổ biến cao và sự thâm nhập quy mô rộng rãi của các cửa hàng chuyên biệt tại thị trường nội thất hàng đầu Bắc Mỹ. Việc áp dụng rộng rãi internet, nền tảng mua sắm trực tuyến và những thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng do Covid-19 dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc thương mại điện tử. Hơn hết, phân khúc thương mại điện tử được dự đoán là kênh phân phối phát triển nhanh nhất trong giai đoạn dự báo, nhờ mức độ phổ biến ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng phát triển của các kênh thương mại điện tử ở khu vực Bắc Mỹ.

Xét theo quốc gia, thị trường đồ nội thất Bắc Mỹ do Hoa Kỳ thống trị, đặc biệt do nhu cầu nội địa lớn cùng với sự gia tăng thu nhập khả dụng và sự thay đổi trong lối sống của người tiêu dùng trên toàn khu vực. Hơn nữa, việc tích hợp công nghệ không dây vào đồ gỗ nội thất và sự phát triển của hệ thống sản xuất tự động dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến ngành nội thất trong giai đoạn dự báo. 

“NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU

Quy mô thị trường gỗ đồ nội thất Bắc Mỹ trị giá 249.406,5 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 400.068,8 triệu USD vào năm 2030, đạt tốc độ CAGR là 4,9% từ năm 2021 đến năm 2030. Dựa trên loại hình, phân khúc nhà ở chiếm thị phần nội thất cao nhất vào năm 2020, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,4% từ năm 2021 đến năm 2030. Dựa trên kênh phân phối, phân khúc cửa hàng chuyên doanh chiếm khoảng 42,6% thị phần đồ nội thất vào năm 2020 và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất là 4,5%. Dựa trên quốc gia, Hoa Kỳ chiếm khoảng 64,4% quy mô thị trường đồ nội thất và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,1%.”

Hồng Giang (Gỗ Việt – Số 167)

]]>
https://hoigodan.com/environmental-social-and-governance-esg-framework-for-malaysian-timber-industry/feed/ 0
Setting Sustainable Foundation For Timber Industry https://hoigodan.com/setting-sustainable-foundation-for-timber-industry/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=setting-sustainable-foundation-for-timber-industry https://hoigodan.com/setting-sustainable-foundation-for-timber-industry/#respond Wed, 02 Oct 2024 08:44:18 +0000 https://hoigodan.com/?p=75 https://hoigodan.com/setting-sustainable-foundation-for-timber-industry/feed/ 0