1. Ván ép chà dán là gì?
Ván ép chà dán, còn được gọi là ván ép thương mại, là loại ván ép phổ biến nhất trong các ứng dụng làm đồ nội thất như giường, sofa, tủ, và pallet, cũng như trong lĩnh vực xây dựng. Ván ép chà dán có bề mặt nhẵn nhờ quá trình chà nhám và được phủ lớp veneer để tăng tính thẩm mỹ. Với nhiều loại mặt và chất liệu cốt lõi khác nhau, ván ép này có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trên toàn thế giới, từ nội thất gia đình đến các công trình xây dựng.
2. Ứng dụng của ván ép chà dán
- Sản xuất nội thất: Ván ép chà dán thường được sử dụng để làm bàn, ghế, tủ, kệ sách, và nhiều sản phẩm nội thất khác nhờ vào bề mặt đẹp và độ bền.
- Thiết kế nội thất: Ván ép chà dán cũng được sử dụng trong thiết kế nội thất, tạo ra các sản phẩm trang trí như vách ngăn, tường và trần nhà.
- Xây dựng: Trong một trường hợp, ván ép chà dán có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng cho các cấu trúc tạm thời hoặc cố định.
3. Thông số kỹ thuật của ván ép chà dán
Mặt ván |
Bintangor, Okoume, Xoan đào, Thông, Bạch Dương, Mặt kỹ thuật |
Chất liệu lỗi |
Keo, Bạch Đàn, Cao su,.. |
Keo |
MR E0/E1/E2; Melamine |
Kích thước |
1220x2440mm, 910x1820mm, 915x1830mm, 920x1840mm, 1220x1830mm, 1220x1840mm (cắt theo yêu cầu) |
Độ dày |
4.6/5/8/9/11/12/14/15/17/18/21/22mm (theo yêu cầu) |
Dung sai |
+/- 0.5mm |
Độ ẩm |
<14% |
Tỷ trọng gỗ |
610 – 670 kg/m3 |
Chà |
Chà 2 mặt cốt, chà 1 – 2 mặt ván (tùy chọn) |
Ép nguội |
1 lần |
Ép nóng |
2 lần |
4. Quy trình sản xuất ván ép chà dán
Quy trình sản xuất ván ép chà dán bao gồm nhiều bước từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình này:
Bước 1: Thu hoạch gỗ
Nguyên liệu cho ván ép chà dán thường là các loại gỗ thông dụng như gỗ keo, gỗ bạch đàn, và gỗ cao su. Gỗ được thu hoạch từ rừng trồng, cắt thành khúc tròn với đường kính trên 12cm và được cắt thành các kích thước tiêu chuẩn.
Bước 2: Lạng và cắt gỗ
Gỗ sau khi thu hoạch sẽ được xử lý sơ bộ, loại bỏ vỏ ngoài và đưa vào máy chuyên dụng để lạng thành các tấm veneer mỏng có độ dày khoảng 1.7mm – 2mm. Quá trình lạng được thực hiện từ ngoài vào trong, và máy lạng phải có lưỡi cắt sắc bén để đảm bảo độ dày đồng đều của ván độn.
Bước 3: Phân loại và sấy khô
Ván độn được phân loại theo loại gỗ và kích thước, đồng thời loại bỏ các tấm không đạt tiêu chuẩn. Sau đó, ván độn được phơi nắng để đạt độ ẩm 20%-30% trước khi đưa vào máy sấy. Trong quá trình sấy, ván độn sẽ được làm khô đến độ ẩm tiêu chuẩn và phân loại theo bề mặt từ A đến C dựa trên số lượng khuyết tật.
Bước 4: Quay keo xếp chuyền
Giai đoạn này rất quan trọng, chiếm tới 90% chất lượng sản phẩm hoàn thiện. Các lớp độn được quay keo, xếp chồng lên nhau theo quy tắc 1 ngang 1 dọc, 1 ướt 1 khô. Cuối dây chuyền, các lớp độn sẽ được cắt thành các tấm theo kích thước tiêu chuẩn.
Bước 5: Ép nguội và ép nóng
- Ép nguội: Các tấm ván sau khi cắt và xếp thành chồng sẽ được ép nguội để làm phẳng và phân phối keo đều giữa các lớp gỗ.
- Ép nóng: Tấm ván sẽ được ép dưới áp lực lớn để keo chảy ra và tạo liên kết chặt chẽ giữa các lớp. Độ ẩm của tấm ván sau ép nóng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, với quy định độ ẩm dưới 14% cho ván ép chà dán Việt Nam.
Bước 6: Sửa chữa bề mặt:
Tấm ván sau ép nóng sẽ được sửa chữa bề mặt lần thứ hai để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng. Sau đó, tấm ván được làm nguội để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Bước 7: Chà nhám:
Tấm ván được đưa vào máy chà nhám chuyên dụng để làm nhẵn cả hai mặt, đảm bảo kích thước đồng đều.
Bước 8: Ép bề mặt:
Các tấm ván được quay keo, sau đó dán mặt, rồi được ép nguội và ép nóng tương tự như quá trình ép lõi. Quá trình này giúp bề mặt gắn chặt với lõi, tăng cường độ bám dính giữa các lớp.
Bước 9: Cắt kích thước yêu cầu
Các tấm ván bán thành phẩm sẽ được đo và cắt theo kích thước yêu cầu, với bề mặt phẳng và sạch.
Bước 10: Kiểm tra hàng hóa, chà nhám cạnh và đóng gói
Sau khi cắt theo kích thước yêu cầu, các tấm ván sẽ được kiểm tra chất lượng lõi và bề mặt. Các tấm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Các tấm đạt yêu cầu sẽ được đóng gói cẩn thận bằng pallet chắc chắn trước khi vận chuyển đến tay khách hàng.
5. Ưu điểm của ván ép chà dán
- Chất lượng tốt: Với quy trình sản xuất kỹ lưỡng, ván ép chà dán được đánh giá là đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo tính chất cơ học và mỹ quan của sản phẩm.
- Độ bền và ổn định: Ván ép chà dán có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Độ ẩm ổn định giúp ngăn ngừa co rút và biến dạng do thay đổi thời tiết.
- Ứng dụng linh hoạt: Ván ép chà dán có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, xây dựng, sản xuất nội thất và nhiều ứng dụng khác.
- Giá thành hợp lý: So với gỗ tự nhiên, ván ép chà dán có giá thành thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.
6. Phân loại ván ép chà dán
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ván ép chà dán phổ biến. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có một tiêu chuẩn chính xác nào cho các loại ván ép này, nhưng người tiêu dùng có thể phân loại theo các yếu tố và đặc điểm sau
Tiêu chí |
Phân loại |
Đặc điểm |
Chất lượng lõi |
AA |
Cốt AA là hàng tiêu chuẩn tốt nhất của Việt Nam, gồm nhiều lớp độn A nên mặt cắt đường chỉ thẳng, đẹp, gần như không có lỗ trên lõi. |
AB |
Cốt AB là hàng tiêu chuẩn trung bình, ngoài độn A thì sẽ có thêm lớp độn B (có mắt nhỏ từ 2-3cm) nên lớp lõi không thẳng đẹp so với AA, thi thoảng có lỗ nhưng nông và tỉ lệ cực thấp <3% |
|
ABC |
Cốt ABC được xem là hàng với giá thành rẻ, ngoài độn A,B sẽ có thêm lớp độn C (có mắt gỗ từ 3-5cm, màu sắc không đều) nên lớp lõi sẽ không thẳng đẹp, có hiện tượng chồng độn, có lỗ nhưng được kiểm soát mức độ nông. |
|
Chất liệu lõi |
Keo |
Do đặc tính tự nhiên của gỗ nên cốt Keo thiên màu đen |
Bạch đàn |
Do đặc tính tự nhiên của gỗ nên cốt Bạch đàn sẽ có màu hồng, đỏ. |
|
Cốt trộn |
Đặc điểm mix core rất khó nhận dạng, tùy loại hàng có thể mix nhiều loại gỗ khác nhau |
Loại AA
Loại AB
Loại ABC
Giá thành của hàng chà dán có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại chất lượng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính, người tiêu dùng có thể chọn lựa loại phù hợp để tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tính thẩm mỹ.